Trang

Photobucket

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

KINH PHÁP BẢO ĐÀN



法寶壇經
六祖大師法寶壇經序

古 筠 比 丘 德 異 撰
妙 道 虛 玄 不 可 思 議,忘 言 得 旨 端可 悟 明。故 世 尊 分 座 於多 子 塔 前,拈 華 於 靈 山 會 上,似 火 與 火,以 心 印 心。西 傳 四 七,至 菩 提 達 磨。東 來 此 土,直 指 人 心,見 性 成 佛。有 可 大 師 者,首 於 言 下 悟 入,末 上 三 拜 得 髓,受 衣 紹 祖 開 闡 正 宗,三 傳 而 至 黃 梅,會 中 高 僧 七 百,惟 負 舂 居 士,一 偈 傳 衣 為 六 代 祖,南 遯 十 餘 年,一 旦 以 非 風 旛 動 之 機,觸 開 印 宗 正 眼。居 士 由 是 祝 髮 登 壇,應 跋 陀 羅 懸 記,開 東 山 法 門,韋 使 君 命 海 禪 者 錄 其 語,目 之 曰 法 寶 壇 經。大 師 始 於 五 羊,終 至 曹 溪,說 法 三 十 七 年,霑 甘 露 味,入 聖 超 凡 者,莫 記 其 數,悟 佛 心 宗,行 解 相 應,為 大 知 識 者,名 載 傳 燈。惟 南 嶽 青 原,執 侍 最 久,盡 得 無 巴 鼻。故 出 馬 祖 石頭 ,機 智 圓 明,玄 風 大 震,乃 有 臨 濟 溈 仰、曹 洞、雲 門、法 眼 諸公 巍 然 而 出,道 德 超 群,門 庭 險 峻,啟 迪 英 靈,衲 子 奮 志 衝 關,一 門 深 入,五 派 同 源,歷 遍 罏 錘,規 模 廣 大,原 其 五 家 綱 要,盡 出 《壇 經》。夫 《壇 經》者,言 簡 義 豐,理 明 事 備,具 足 諸 佛 無 量 法 門,一 一 法 門 具 足 無 量 妙 義,一 一 妙 義 發揮 諸 佛 無 量 妙 理。即 彌 勒 樓 閣 中,即 普 賢 毛 孔 中。善 入 者 即 同 善 財 於 一 念 間 圓 滿 功 德,與 普 賢 等、與 諸 佛 等。惜 乎《壇 經》為 後 人 節 略 太 多,不 見 六 祖 大 全 之 旨。德 異 幼 年,嘗 見 古 本,自 後 遍 求 三 十 餘 載,近 得 通 上 人 尋 到 全 文,遂 刊 于 吳 中 休 休 禪 庵,與 諸 勝 士 同 一 受 用。惟 願 開 卷,舉 目 直入 大 圓 覺 海,續 佛 祖 慧 命 無 窮,斯 余 志 願 滿 矣。
至 元 二 十 七 年 庚 寅 歲 中 春 日 敘。
Phiên âm: Cổ quân Tỳ Kheo Đức Dị soạn.
Diệu đạo hư huyền bất khả tư nghì, vong ngôn đắc chỉ đoan khả ngộ minh. Cố Thế Tôn phân tòa ư đa tử tháp tiền niêm hoa ư Linh Sơn hội thượng, tợ hỏa dữ hỏa, dĩ tâm ấn tâm. Tây truyền tứ thất, chí Bồ Đề Đạt Ma. Đông lai thử độ, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Hữu khả Đại Sư giả, thủ ư ngôn hạ ngộ nhập, mạc thượng tam bái đắc tủy, Thọ y thiệu tổ khai xiển chánh tông, tam truyền nhi chí Hoàng Mai, hội trung Cao Tăng thất bá, duy Phụ Thung cư sĩ, nhứt kệ y vi lục đại Tổ, nam độn thập dư niên, nhứt đán dĩ phi phong phan động chi cơ, xúc khai Ấn Tông chánh nhãn. Cư sĩ do thị chúc phát đăng đàn, ứng Bạt Đà La huyền ký, khai Đông Sơn pháp môn, Vi sử quân mạng Hải thiền sư giả lục kỳ ngữ, mục chi viết “Pháp Bảo Đàn Kinh”. Đại sư thủy ư Ngũ Dương, chung chí Tào Khê, thuyết pháp tam thập thất niên, Triêm cam lộ vị, nhập thánh siêu phàm giả, mạc ký kỳ số, ngộ Phật tâm tông, hạnh giải tương ưng, vi đại trí thức giả, danh tải truyền đăng. Duy Nam Nhạc Thanh Nguyên, chấp thị tối cửu, tận đắc vô ba tỷ. Cố xuất Mã Tổ Thạch Đầu, cơ trí viên minh, huyền phong đại chấn, nãi hữu Lâm Tế- Quy Ngưỡng- Tào Động- Vân Môn- Pháp Nhãn chư công nguy nhiên nhi xuất, đạo đức siêu quần, môn đình hiểm tuấn, khải địch anh linh, nạp tử phấn chí xung quan, nhứt môn thâm nhập, ngũ phái đồng nguyên, lịch biến lư chùy, quy mô quảng đại, nguyên kỳ ngũ gia cương yếu, tận xuất “Đàn Kinh”. Phù  “ Đàn Kinh” giả, ngôn giản nghĩa phong, lý minh sự bị, cụ túc chư Phật vô lượng pháp môn, nhứt nhứt pháp môn cụ túc vô lượng diệu nghĩa, nhứt nhứt diệu nghĩa phát huy chư Phật vô lượng diệu lý. Tức Di Lặc lầu các trung, tức Phổ Hiền mao khổng trung. Thiện nhơn giả, tức đồng Thiện Tài ư nhứt niệm gian viên mãn công đức, dữ Phổ Hiền đẳng, dữ chư Phật đẳng. Tích hồ “Đàn Kinh” vi hậu nhơn tiết lược thái đa, bất kiến Lục Tổ đại toàn chi chỉ. Đức Dị ấu niên, thường kiến cổ bổn, tự hậu biến cầu tam thập dư tải, cận đắc thông thượng nhơn tầm đáo toàn văn, toại khan vu ngô trung hưu hưu thiền am dữ chư thắng sĩ đồng nhứt thọ dụng. Duy nguyện khai quyển, cử mục trực nhập đại viên giác hải, tục Phật tổ huệ mạng vô cùng, tư dư chí nguyện mãn hỷ. Chí Nguyên nhị thập thất niên canh dần tuế trung xuân nhựt tự.
Dịch nghĩa 
Đạo pháp vi diệu, không thễ nghĩ bàn, quên lời đạt ý mới thấu hiểu thâm sâu của lẻ nhiệm mầu giải thoát. Khi xưa đức Thế Tôn thuyết pháp tại hội Linh Sơn trước tháp Đa Tử chia nữa tòa ngồi cho tôn giả Ca Diếp, đức Như Lai tay cầm cành hoa đưa lên trước đại chúng, mọi người lặng im chỉ có tôn giả Ca Diếp mỉm cười như ngầm chỉ mối đạo huyền vi sẽ được truyền tâm ấn, giống như lấy lửa truyền lửa, dùng tâm ấn tâm.
        Ấn Độ khi xưa, sơ tổ Ca Diếp nối nắm truyền thừa cho đến tổ Bồ Đề Đạt Ma là vị tổ thứ 28, Ngài từ Tây Vực vượt suối băng ngàn mang trong mình tư tưởng Thiền Tông: “ Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”. Hoằng khai giáo pháp tại xứ Trung Hoa. Đại sư Huệ Khả trí tuệ siêu phàm, đạo vừa khai diễn tỏ ngộ tự tâm, giáo pháp tận tường thấm vào xương tủy, lạy tổ Bồ Đề Đạt Ma 3 lạy, thọ nhận pháp y, nối dòng chánh pháp làm sơ tổ Trung Hoa. Xiển dương chánh pháp truyền đến đại sư Hoằng Nhẫn, tức đức Hoàng Mai là đời thứ 4.
        Trong hội chúng của ngũ tổ Hoàng Mai có trên 700 cao tăng thạc đức, duy chỉ có Phụ Thung cư sĩ (tức là Lục tổ Huệ Năng) chỉ một bài kệ kiến tánh mà được truyền chánh pháp nhãn tạng, Y Pháp biểu tín làm tổ đời thứ 6. Nhưng tổ phải ẩn cư hơn 10 năm  Phương Nam  ở nơi vùng thâm viễn trước khi chính thức hoằng dương chánh pháp.
        Một ngày nọ, nhân có 2 vị tăng ở chùa Pháp Tánh thuộc xứ Quảng Châu tranh luận về: “phướn động hay gió động”, Ngài Huệ Năng nhơn việc này mà khai thị chánh pháp nhãn tạng, Niết Bàn diệu tâm cho Ấn Tông. Nhơn dịp này cư sĩ Phụ Thung được thế phát đăng đàn Cụ Túc, Tăng Bảo pháp đàm mở hội thuyết pháp triển chuyển Đông Sơn pháp môn chấn động 10 phương, ứng nghiệm huyền ký của ngài Bạt Đà Bà La đã tuyên thuở trước.
        Quan Vi Thứ Sử giao cho thiền sư Pháp Hải ghi chép lời thuyết pháp của tổ Huệ Năng, hiệp thành một bổn, nhan đề là kinh Pháp Bảo Đàn.
        Lục Tổ ban đầu ở Ngũ Dương, sau đến Tào Khê, thuyết pháp 37 năm, rưới cam lộ pháp vị khắp nơi. Các bậc nhập thánh siêu phàm nhiều không thể kể xiết. Còn những vị hiểu rõ Phật Tâm tông chỉ, hạnh giải tương ưng, thành bậc đại trí thức thì có lưu danh trong quyển Truyền Đăng Lục. Duy chỉ có 2 vị thiền sư Nam Nhạc Nhượng và Thanh Nguyên Tư, nhờ theo phụng sự tổ Huệ Năng lâu năm, nên cả 2 được truyền diệu pháp.
        Ngài Mã Tổ Đạo Nhất là đệ tử của ngài Nam Nhạc, ngài Thạch Đầu là đệ tử của ngài Thanh Nguyên, 2 vị đệ tử này trí tuệ siêu phàm, diệu huyền thông đạt, đều nhờ 2 vị thiền sư bậc thầy tâm linh là  thiền sư Nam Nhạc và Thanh Nguyên truyền dạy.
        Còn các tông phái như Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn, là các bậc như vầng thái sơn nguy nga xuất hiện, đạo đức siêu quần, bậc hiền nhân trong chốn không môn, ngộ chơn thừa dể như lấy ra từ túi áo.Các vị của các tông phái này đều nổ lực hoằng dương giáo pháp, dày công dìu dắt chúng sanh, quy mô rộng lớn, giáo pháp đại thừa. Giáo pháp mà 5 tông phái kể trên truyền bá, đều phát xuất từ Pháp Bảo Đàn Kinh.
        Pháp Bảo Đàn Kinh lời văn thì giản dị, nghĩa lý thật cao siêu, lý thì rõ ràng trong sáng, chứa trọn đầy đủ pháp môn của chư Phật, mỗi mỗi pháp môn thì đầy đủ vô lượng diệu nghĩa, mỗi mỗi diệu nghĩa thì chuyển tải lột tả hết ý nghĩa thâm sâu và phát huy vô lượng diệu lý của chư Phật, tức là diệu pháp Chơn Không của ngài Di Lặc và thần thông biến hóa của đức Phổ Hiền.Nếu ai đạt được diệu pháp này tức đồng chứng một  bực với Thiện Tài đồng tử. Nếu trong một niệm tưởng mà công đức viên mãn thì cũng đặng chứng quả như đức Phổ Hiền bồ tát, đồng hàng với chư Phật.
        Tiếc thay quyển Pháp Bảo Đàn người đời sau tóm lược quá nhiều, nên chẳng thấy được tôn chỉ đại toàn của đức Lục Tổ.
        Đức Dị tôi khi còn nhỏ thường xem bản xưa đều thấy lược văn phong cho nên sau này lớn lên đi khắp nơi tiềm kiếm trãi qua hơn 30 năm nhưng không được, mãi cho đến gần đây duyên lành hội đủ gặp được một bậc thượng nhơn cho xem toàn văn bản Pháp Bảo Đàn Kinh. Đức Dị tôi vui mừng khôn siết liền phát tâm in khắc lưu giữ nơi thiền am của tôi, ở nước Ngô, để cho các bậc cao minh thạc đức cùng xử dụng.
        Đức Dị tôi chỉ mong cầu chư vị khi mở quyển kinh này ra xem, liền được đại giác ngộ, nối huệ mạng của Phật tổ Như Lai đời đời chẳng dứt, được như vậy mới thỏa mãn chí nguyện của tôi.
        Đời Nguyên, năm thứ 27 Canh Dần (1294), ngày Trung Xuân đề tựa.
Cổ Quân Tỳ Kheo Đức Dị soạn.
THÍCH THỊ TẤN DỊCH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét